Ronald Robertson

Tùng Dzũ

Blogger
  • Emailcontact.tungdzu@gmail.com
  • Phone0973.963.268
  • Birthday13 September, 1992
  • LocationĐà Nẵng, Việt Nam

10 CHIẾN LƯỢC SẼ GIÚP BẠN TRỞ THÀNH BEST SALES

 


Dựa vào kinh nghiệm của tôi trong việc bán hàng, tỷ lệ thất bại rất cao bởi vì tôi có suy nghĩ khác với hầu hết với những người dạy bán hàng hay những diễn giả mà bạn đã từng gặp và bạn sẽ sớm nhận ra điều đó thôi ^^ Tôi khuyên bạn nên ngồi lại, tận hưởng và sẵn sàng đón nhận một số tiết lộ nghiêm túc từ tôi:


Chiến lược số 1: Luôn cởi mở và không định kiến

Điều tôi muốn bạn đạt được là "tư duy luôn cởi mở" và "không được đinh kiến". Mọi người đến với bạn là khách hàng của bạn, hãy đối xử công bằng và bằng hết sự nhiệt tình của bạn. Có thể bây giờ họ chưa mua hàng của bạn, nhưng sau này thì chưa hẳn là vậy nhé. Có thể snar phẩm hiện tại của bạn chưa phù hợp với họ, nhưng thời gian sau họ hay bạn bè của họ lại quan tâm đến sản phẩm bạn đang bán, người đầu tiên họ nghĩ tới đầu tiên chắc chắn sẽ là bạn rồi, một người tư vân nhiệt tình, support tận răng, đó không phải là điều bạn muốn sao.

Và một lưu ý nữa là bạn không nên qua vẻ bên ngoài mà đánh giá người khác. Đừng chỉ qua bộ quần áo, cách ăn mặc, chiếc xe họ di, những phụ kiện họ đeo, bạn không biết họ nghĩ gì đâu. Bạn dịnh kiến ngay từ lúc đầu thì vô hình chung bạn sẽ có rào cản, những người này có đủ tiền mua sản phẩm của mình không, dẫn tới sẽ không toàn tâm toàn ý, mua cũng được không mua cũng chẳng sao. Khi bạn làm điều đó thì tỷ lệ thành công của bạn giảm đi 80% cơ hội rồi.

Chiến lược 2: Ăn mặc

"Hình ảnh của bạn đáng giá triệu đô" -chắc hẳn đã nghe đến cuốn sách này rồi


Ăn mặc chuyên nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới khách hàng tiềm năng của bạn mà còn giúp bạn tự tin hơn. Nếu bạn không tin điều đó thì đừng tắm trong 2 tuần và xem bạn cảm thấy thế nào.Như đã nói tại sao bạn bước vào một buổi tư vấn khách không giống như một người bán hàng chuyên nghiệp?

Hãy đưa ra quyết định hôm nay, "sạch sẽ và thơm tho" không phải là điều bạn dang tìm kiếm sao, tôn trọng bản thân mình chính là tôn trọng khách hàng.

Chiến lược 3: Luôn di sớm và đúng giờ

Tôi sẽ từ chối chờ đợi một ai đó đến muộn. Luôn luôn đi sớm.Để làm gì?

Thứ nhất giúp chúng ta chủ động hơn sắp xếp thời gian, chuẩn bị mọi thứ từ trang phục đế kịch bản bán hàng. Sẽ ra sao bạn tới gặp khách hàng trong bộ dạng đi trễ, sự hối hả, cập rập khiến bán tơi tả, đầu rù tóc rối, quần áo xộc xệch, mồ hôi nhễ nhại, hay trên miệng còn dính đồ ăn hay cafe uống vội.

Thứ hai giúp chúng ta chọn được chỗ ngồi đẹp có thể bao quát được không gian và chủ động hơn chào đón khách.

Thú ba đó là tôn trọng khách hàng và xem trọng buổi gặp này.

Chiến lược 4: Hãy chuẩn bị cây bút và giấy

Phải thừa nhận một điều là không phải ai cũng có trí nhớ tốt để ghi nhớ mọi thứ. Thay vì bạn cứ thao thao bất tuyệt nói về sản phẩm và mọi thứ trên trời dưới đất. Thì khách hàng họ cũng không thể nhớ nổi đâu. Có giấy bút sẽ giúp bạn text note ra những thứ quan trọng, sườn bài, để khách hàng nhớ rõ hơn và đây cũng là một cơ sở để bạn báo cáo với công ty về những điều mình đã tư vấn và giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn sau này.

Chiến lược 5: Sức mạnh của hình dung

Bạn phải hình dung hình dung những thứ bạn sẽ làm, từ khi bắt đầu và kết thúc. Các trường hợp có thể xảy ra và cách bạn giải quyết nó. Hay đơn giản chỉ là quy trình làm hợp đồng, cần những thông tin mà khách hàng bạn cần hỏi khách hàng cung cấp. Tôi tin bạn luyện tập thành thạo dược kỹ năng này, bạn sẽ phát triển nhiều hơn đấy.

Chiến lược 6: Kịch bản bán hàng

Về vấn để này, chúng ta sẽ tóm gọn các bước sau:

- Tóm gọn ý, không nói lan man

- Biết cách kết thúc và mở đầu. Hãy đưa ra các cây hỏi tinh tế để gợi mở câu chuyện. Ví dụ, sau khi bạn thuyết trình xong thay vì hỏi "anh nghĩ sao về sản phẩm bên em ạ". Điều đó sẽ khiến họ bối rối và đặc biệt hơn đa phần họ sẽ nghĩ tới những khuyết điểm đầu tiên. Hãy hỏi khách hàng "Anh/Chị thích điều gì nhất về sản phẩm bên em?" 

Điều này sẽ khiến khách hàng sẽ tập trung hơn về nhưng ưu diểm của sản phẩm, và điều bạn cần tương tác lại là hãy thể hiện sự đồng ý và cùng nhắc lại điều đó sẽ làm khách hàng ghi nhớ hơn rất nhiều.

Chiến lược 7: Tích cực lắng nghe

Câu thần chú mình hay chia sẻ về vấn đề này là "Lắng nghe đừng chặn họng"

Hãy để khách hàng trải lòng của họ về các vấn đều của họ, sau khi bạn đưa ra các câu hỏi mở. Điều này chứng tỏ bạn luôn song hành cùng họ. Bạn sẽ không bị phân tâm và hiểu được hơn về nhu cầu của họ.Để rồi chốt giao dịch và thiết lập mối quan hệ này.

Chiến lược 8: Follow Them

Bạn nên hiểu, không phải ai cũng chốt mua hàng trong lần đầu tiên. Nhiều người muốn xem bạn chuẩn bị gì trong 6 tháng tới, họ muốn bạn đảm bảo tin tưởng vào sản phẩm của mình đến mức bạn sẽ gắn bó lâu dài và sẽ ở đó để hỗ trợ họ đầu tư vào những gì bạn đang cung cấp.

Cách để bạn làm điều đó là lưu số điện thoại, email, zalo, để gửi thông tin cho họ mỗi khi có thay đổi hay chỉ là những lời hỏi thăm.

Chiến lược 9: Hãy tấn công đừng phòng thủ

Khi bước vào cuộc chiến, bạn phải có một tư duy tấn công khi biết rằng bạn sẽ giành chiến thắng trong trò chơi này. Bạn phải tin và khả năng của mình để chốt giao dịch và mở ra mối quan hệ lâu dài.Khách hàng sẽ nhận ra tiềm năng của bạn, những gì bạn suy nghĩ khi bạn bước vào phòng. Cách để bạn làm điều này là tin tưởng vào bản thân và doanh nghiệp của mình đến mức  bạn không từ bỏ khi trả lời các câu hỏi và phản đối của họ

Chiến lược 10: Cam kết và đưa ra mục tiêu

Đây là chiến lược mà tôi yêu thích, nó giúp tôi có động lực và tập trung vào việc đạt được nhiều hơn những gì mà tôi đã đạt được. Đó là một cách bạn cam kết với công việc này, thay vì từ bỏ giữa chừng. Hãy học cách vượt qua mọi khó khăn, tìm giải pháp và đối mặt với nó, sẽ giúp bạn đáng kể doanh số bán hàng và các mối quan hệ với khách hàng.

Nhận xét

Youtube